CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀO MÙA NẮNG NÓNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHO TRẺ

Vào mùa hè nắng nóng, là thời điểm bùng phát các bênh dịch như vi khuẩn, siêu vi khuẩn,… Bên cạnh đó, do mùa nắng nóng nhiệt độ cao khiến bé mất nước và rơi vào tình trạng ăn không ngon miệng, uể oải dẫn tới biếng ăn, lười hoạt động. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng suy giảm sức đề kháng ở bé, khiến bé dễ mắc bệnh

chieu-du-tre-bieng-an

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

VIÊM RUỘT

Triệu chứng: sốt cao, nôn ói, ăn bỏ bú, đi tiêu phân lỏng, đi tiêu có máu.

Do các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên rất khó chẩn đoán bệnh viêm ruột ở bé. Trong trường hợp bé bị sụt cân, tiêu chảy và đau bụng thường xuyên, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ khám và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời, giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu ở bé và tránh những biến chứng không mong muốn.

VIÊM MÀNG NÃO

Triệu chứng: sốt cao, nôn ói, không bú được, cổ gượng, thóp phồng.

Bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong ngày hè nắng nóng. Đây là bệnh rất nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị không kịp thời có thể dẫn tới di chứng về não hoặc tử vong. Vì triệu chứng ban đầu khá giống với nhiều bệnh khác, nên ba mẹ không thể tự chẩn đoán tại nhà bằng kinh nghiệm và mắt thường. Vì vậy khi thấy các triệu chứng đáng ngờ, cần đưa bé đến bệnh viện để khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

TAY CHÂN MIỆNG

Triệu chứng: có sốt hoặc không, miệng loét, bỏ ăn, nổi những đốt đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân.

Đây là một bệnh nguy hiểm với bé nhỏ. Bệnh thường gặp tại các bé dưới ba tuổi, dễ dàng bị lây lan khi các bé chơi đùa cùng nhau. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, đa số các trường hợp đều được chỉ định điều trị tại nhà thông qua việc chườm mát giúp bé hạ sốt, uống nhiều nước, đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn lỏng, dễ tiêu, nếu bé đau miệng bác sĩ có thể cho thêm một loại thuốc ngậm giảm đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp bé có các triệu chứng nguy hiểm như sốt cao không hạ, ngủ giật mình trên 3 lần trong 20 phút, run tay chân, thở bất thường,… thì ba mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

tri-rom-say-cho-be-giaoduc.net.vn

SỐT XUẤT HUYẾT

Triệu chứng: sốt cao liên tục trên 3 ngày, xuất nuyết ở tay, chân, mặt, đầu gối, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ói có máu, đi tiêu phân đen.

Đây là một bệnh nguy hiểm dễ mắc vào mùa hè, đa số trường hợp tử vong là do bé gặp phải các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa,… khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời chứ không nên tự ý điều trị tại nhà.

Các biện pháp phòng tránh

1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…).

Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

 

Tác dụng của rau xanh đối với trẻ em 1

2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ

Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

1450495774-be-vui-tam-voi-bubchen-wasch-gel--1-

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

3. Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định của Bộ Y tế

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bảnnhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

4. Uống nhiều nước

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành… để không bị say nắng.

luong-nuoc-hang-ngay1

Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

5. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

– Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

3-3

– Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Ngoài ra, khi trẻ có triệu chứng ho khan không nên coi thường mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Nếu để lâu có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi.

Trường hợp trẻ bị sốt phát ban với biểu hiện sốt, ho, ban đỏ trên da, cha mẹ nên tránh những thức ăn gây dị ứng ngoài da như cá biển, cua, ốc, thịt bò… Việc vệ sinh thân thể nên vào buổi trưa, lau nhanh bằng nước ấm. Khi trẻ bị tiêu chảy nên bù dịch bằng cách cho trẻ uống nước biển khô hoặc truyền dịch muối đường.

Nặng nhất trong mùa này là viêm màng não, nhiễm huyết não mô cầu. Dấu hiệu lâm sàng: sốt, rã rượi, nhức đầu, cổ gượng, thóp phồng (ở trẻ nhỏ), co giật lơ mơ, có dấu thần kinh định vị. Cần được chẩn đoán sớm để tránh những tổn thương não bộ. Cách phòng ngừa: tiêm chủng cho trẻ, tránh tiếp xúc với trẻ bị viêm màng não, sinh hoạt – ăn uống hợp vệ sinh.

Lưu ý trong mùa nắng vẫn có bệnh sốt xuất huyết, cần diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường sống. Khi thấy trẻ đến ngày thứ ba vẫn sốt, tay có chấm xuất huyết dưới da thì phụ huynh phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Chú ý cho con uống nước nhiều trong khi sốt.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *